Từ lâu người Việt ta đã ưa chuộng cà phê có vị đắng đặc trưng, một số người cho rằng cà phê hạt có vị chua là do cà phê hỏng hoặc cà phê kém chất lượng. Vậy sự thật của câu chuyện này thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp thông qua những nội dung dưới đây.
Nội Dung
Các loại cà phê phổ biến ở Việt Nam.
Hạt cà phê Arabica.
Là loại cà phê phổ biến nhất trên thế giới với ⅔ sản lượng cà phê hằng năm, Arabica được biết đến là loại cà phê có mùi vị thơm ngon đặc trưng và phù hợp để pha chế những loại cà phê cao cấp, đắt tiền.
Là một chủng cà phê có giá trị kinh tế cao, hạt cà phê Arabica được trồng nhiều ở các phương Tây đặc biệt là Brazil. Ở Việt Nam cũng rất ưa chuộng loại cà phê này, tuy nhiên chỉ có một số nơi có điều kiện canh tác phù hợp nên cà phê Arabica chỉ chiếm ¼ sản lượng cà phê hằng năm ở nước ta.
Hạt cà phê Robusta.
Dễ canh tác hơn, nước ta có nhiều vùng đất thích hợp cho sự phát triển của giống cà phê Robusta nên loại cà phê này chiếm sản lượng lớn lên đến ¾ lượng cà phê thu hoạch mỗi mùa vụ và cũng là nguồn cà phê xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Robusta có hương vị đặc trưng về vị đắng, mùi hương nồng nàn, rất thích hợp để pha cà phê phin đậm Gu cà phê người Việt.
Tại sao cà phê lại có vị chua.
Vị chua từ chủng loại cà phê.
Một trong những lý do khi uống cà phê bạn cảm nhận được vị chua đó là bởi đặc tính của chủng loại cà phê. Một trong những dòng cà phê có vị chua đặc trưng trong hương vị dễ nhận ra nhất là Arabica. Trong thành phần của hạt cà phê Arabica chứa hàm lượng axit tự nhiên rất cao nên nếu bạn uống cà phê Arabica ở mức rang light hay medium sẽ cảm nhận được vị chua rất đậm nét, tuy nhiên độ chua này không giống như chanh mà cảm giác rất nhẹ nhàng, thanh mát, vị chua chuyển dần sang vị đắng một cách tinh tế. Cũng là loại cà phê này nếu được rang ở mức rang đậm hơn thì vị chua sẽ càng giảm. Đặc biệt đối với những ai sử dụng cà phê với mục đích giảm cân thường sẽ lựa chọn cà phê xanh, khi pha sẽ cho hương vị có vị chua đặc trưng của loại quả chưa trải qua quá trình rang.
Vị chua từ quy trình sơ chế.
Sau quá trình thu hoạch, cà phê sẽ được chuyển sang giai đoạn sơ chế. Ở công đoạn này cũng tác động đến hương vị của cà phê. Đối với dòng cà phê Arabica được sơ chế bằng phương pháp chế biến ướt nên sẽ tạo nên độ chua trong hương vị cà phê. Khác với phương pháp chế biến khô sử dụng cho hạt cà phê Robusta tạo nên vị đắng đặc trưng và dường như không cảm nhận được vị chua. Đối với những loại cà phê được chế biến ướt như Arabica hay Cherry, sau khi được sơ chế sẽ được ngâm vào bồn nước và lên men trong khoảng thời gian từ 12 tiếng đến 36 tiếng sau đó sẽ được rửa sạch và làm khô. Với cách làm này một phần lượng axit trong thành phần hạt cà phê vẫn còn lại và tạo nên vị chua đặc trưng cho hạt cà phê.
Vị chua được tạo ra từ quy trình rang.
Để tạo nên thành phẩm hạt cà phê rang có hương vị cà phê thơm ngon, hạt cà phê nhân ban đầu phải trải qua quá trình rang dưới tác động của nhiệt độ làm biến đổi những thành phần có trong hạt cà phê nhân ban đầu. Quá trình này cũng tạo nên vị chua đặc trưng cho hạt cà phê.
Quá trình rang cà phê sẽ làm biến đổi thành phần axit trong hạt cà phê, tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ hay còn gọi là organic acids. Tùy theo mục đích sử dụng, kinh doanh mà người thợ rang sẽ áp dụng những mức rang cà phê khác nhau, ở những mức rang nhạt cà phê sẽ có vị chua rõ nét và dễ dàng cảm nhận được khi uống, tuy nhiên càng rang ở mức độ đậm thì vị chua càng giảm và tạo nên vị đắng đắng đặc trưng hơn. Khẩu vị của người Việt Nam không ưa thích cà phê có vị chua, đó là lý do tại sao cà phê Robusta được ưa chuộng hơn Arabica đối với hình thức pha cà phê bằng phin. Cà phê hạt Arabica chỉ thích hợp để pha chế những loại thức uống có hương vị dịu nhẹ mang phong cách Châu Âu hiện đại như Cappuccino, Latte, Espresso,…
Cà phê có vị chua là do bị hỏng.
Một nguyên nhân gây ra vị chua của cà phê là do sử dụng và bảo quản không đúng cách. Sau khi pha cà phê, chất lượng và hương vị cà phê chỉ đảm bảo trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 60 phút. Sau khoảng thời gian này cà phê rất dễ bị các loại nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập, lúc này cà phê sẽ bị hỏng và có vị chua. Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn cần biết cách bảo quản cà phê sau khi pha đúng cách, cho cà phê vào ly đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C sẽ giúp duy trì được chất lượng và hương vị cà phê hiệu quả.
Cách phối cà phê ngon.
Cà phê nguyên chất ngon phải có một chút vị chua thanh, bên cạnh đó là vị đắng nhẹ và hương thơm nồng nàn mang đặc trưng của cà phê rang xay. Quá trình thưởng thức cà phê sẽ đi từ vị chua thanh sau đó là cảm nhận vị đắng hòa quyện với hương thơm quyến rũ. Thưởng thức cà phê không phải như những loại đồ uống thông thường khác mà nó mang đầy yếu tố nghệ thuật ẩn chứa.
Đa phần mọi người khi uống cà phê rất ít khi để ý đến vị của nên không cảm nhận được và chỉ thấy cà phê có vị đắng. Tuy nhiên với những người sành về thưởng thức cà phê họ lại ưa chuộng vị chua thanh đặc trưng của cà phê hòa quyện với vị đắng. Để mang lại tách cà phê hòa quyện hoàn hảo giữa hai yếu tố này cần có sự kết hợp giữa hai loại cà phê là Arabica (vị chua đặc trưng) và Robusta (vị đắng đặc trưng) theo những tỷ lệ khác nhau để cho ra hương vị cà phê phong phú hơn.
Nếu bạn có Gu thưởng cà phê hiện đại thiên về vị chua thì nên phối cà phê theo tỷ lệ cà phê Arabica nhiều hơn, 50% Robusta, 50% Arabica hoặc 30% Robusta, 70% Arabica sẽ cho ra cà phê có hương vị dịu nhẹ, thơm. Nếu bạn có Gu cà phê thuần Việt và chuộng vị đắng hơn thì chúng tôi gợi ý cho bạn tỷ lệ phối cà phê là 70% Robusta và 30% Arabica để có ly cà phê thơm đậm đà chuẩn Việt.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn tìm được lý do tại sao cà phê hạt có vị chua cũng như là công thức phối cà phê ngon chuẩn Gu. Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua.
Bạn có thể quan tâm:
- Cách Rang Cà Phê Hạt Nguyên Chất Thơm Ngon Đúng Vị Tại Nhà
- 6 Loại Cafe Hạt Phổ Biến Và Ngon Nhất, Bảo Quản Hạt Cà Phê Đúng Chuẩn
- Cà Phê Hạt Để Được Bao Lâu? Cách Duy Trì Chất Lượng Cà Phê Ổn Định
- Sự Khác Biệt Giữa Cà Phê Arabica Và Robusta, Loại Nào Ngon Hơn?
- Các Loại Cà Phê Hạt Arabica Cầu Đất, Cách Chọn Mua Cafe Arabica Ngon