Hầu hết mọi người đều đặt ra chung một câu hỏi “Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn?” khi bắt đầu có ý định kinh doanh loại hình dịch vụ này. Câu hỏi này khá chung chung, vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như địa điểm, quy mô, phong cách,..Vậy nên, nội dung bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn tất cả thông tin về chi phí cần để mở một quán cà phê.

Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn?

Trong bất kì loại hình kinh doanh nào, yếu tố đầu tiên mà ai cũng cần phải để tâm đến đó là vốn, nó quyết định đến sự thành bại của dự án. Vốn ở đây không phải chỉ mỗi tiền, mà nó còn bao gồm là: kinh nghiệm, mặt bằng, nguồn nhân lực hay các nguyên vật liệu cần cho việc mở quán. Vì thế, bạn có thể hạch toán các loại chi phí như sau để trả lời cho câu hỏi “Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn”:

Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn
Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn

1.1. Chi phí thuê mặt bằng.

Để có thể chọn cho mình được mặt bằng quán cà phê phù hợp với mong muốn và kinh tế, bạn cần phải khảo sát nhiều nơi, từ đó lập bảng so sánh và đối chiếu. Cuối cùng, chọn ra cho mình địa điểm ưng ý nhất. Tiền thuê mặt bằng chiếm khá cao trong tổng số vốn của bạn, chiếm trung bình khoảng 30% chi phí mở quán cà phê. Phần chi phí này còn phụ thuộc vào địa điểm bạn thuê, quy mô mặt bằng. Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng thường bao gồm các phần như sau:

  • Hợp đồng thuê được tính bằng năm.
  • Thiết kế và sửa sang lại theo nhu cầu kinh doanh.
  • Lắp đặt hệ thống điện nước.
  • Lắp đặt quầy pha chế, thu ngân.

1.2. Chi phí xây dựng, thiết kế quán cà phê.

Xây dựng, trang trí và thiết kế quán chiếm phần trong không nhỏ trong tổng chi phí mở quán. Định hình phong cách quán cà phê và khách hàng mục tiêu là rất quan trọng trước khi bạn bắt tay vào thiết kế đứa con tinh thần của mình. Bạn cần đầu tư, sửa sang lại không gian quán, chọn những thiết kế phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

Phần kinh phí này còn phụ thuộc vào quy mô quán cà phê mà bạn kinh doanh, việc bạn tự thực hiện hoặc thuê đội ngũ thiết kế bên ngoài. Nếu tự bắt tay vào thiết kế quán, chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc thuê đội ngũ bên ngoài. Theo khảo sát, bao gồm cả chi phí xây dựng, sữa chữa và trang trí cho quán quy mô vừa có giá trung bình từ 50 – 80 triệu đồng. Ngoài ra, nếu bạn mở dựa trên quán cà phê đã có sẵn thì tùy theo hiện trạng, bạn chỉ việc tu sửa lại, làm mới lại một phần. Sẽ tiết kiệm thời gian, cũng như chi phí rất nhiều.

Chi phí xây dựng, thiết kế quán cà phê
Chi phí xây dựng, thiết kế quán cà phê

1.3. Vốn đầu tư cơ sở vật chất.

Bạn cũng cần phải dự trù chi phí đầu tư, sắm sửa các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, như: bàn ghế, tủ quầy, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, ly, tách, máy tính tiền, tủ lạnh,…Tùy thuộc vào chất lượng, công suất máy hay thương hiệu mà mỗi loại sẽ có một mức giá khác nhau, chi phí một số trang thiết bị dưới đây chỉ tham khảo ở mức trung bình:

Cơ sở vật chất Chi phí
Bàn ghế 10 triệu đồng
Tủ quầy 15 triệu đồng
Máy pha cà phê Từ 50 – 200 triệu đồng
Máy xay sinh tố 5 – 25 triệu đồng
Ly, tách, cốc, dĩa,… 3 – 5 triệu đồng
Máy tính tiền 15 triệu đồng
Tủ lạnh 7 – 15 triệu đồng

1.4. Chi phí mua dụng cụ và nguyên liệu làm cafe.

Khi quán cà phê bắt đầu đi vào hoạt động, chi phí mà bạn cần quan tâm lúc này là phí nhập nguyên liệu pha chế đồ uống để phục vụ khách hàng. Phần chi phí này được xác định dựa trên menu đồ uống. Bạn cần dựa trên công thức pha chế để phân loại và xác định số lượng nguyên liệu cần sử dụng. Với những quán cà phê thông thường, chi phí cho nguyên liệu của bạn không nên vượt quá 25 – 40% doanh thu. Những nguyên liệu cơ bản cần chuẩn bị bao gồm: Cafe, sữa đặc, sữa tươi, đường, syrup, bột cacao,…Ước tính chi phí cho phần này khoảng 10 triệu đồng.

Dụng cụ và nguyên liệu làm cà phê
Dụng cụ và nguyên liệu làm cà phê

1.5. Chi phí thuê nhân công.

Đội ngũ nhân viên chất lượng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn tốt hơn. Phần chi phí này sẽ tiết kiệm nếu bạn biết cách thuê, tuyển nhân sự và sử dụng tối ưu nhất lượng nhân công của mình. Bạn nên tuyển đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo.

Nếu bạn là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực pha chế, bạn có thể trở thành người đào tạo trực tiếp cho nhân viên của mình. Hiểu biết về quy trình pha chế còn giúp bạn kiểm soát được công việc kinh doanh ổn định hơn, phát triển menu và sáng tạo thức uống với đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Chi phí thuê nhân công
Chi phí thuê nhân công

Chi phí thuê nhân công thường bao gồm các mục sau:

  • Nhân viên phục vụ: từ 3 – 6 triệu đồng/người (tùy thuộc vào thời gian làm việc).
  • Nhân viên pha chế: 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.
  • Quản lý cửa hàng: 7 – 9 triệu đồng/người/tháng.
  • Thu ngân: 5 – 6,5 triệu đồng/người/tháng.
  • Lao công: 3,5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

1.6. Chi phí mua phần mềm quản lý quán cafe.

Một yếu tố tưởng chừng như nhỏ bé, nhưng lại giúp ích rất nhiều trong việc quản lý cửa hàng, vận hành quán một cách khoa học nhất và tiết kiệm chi phí. Chi phí để đầu tư cho phần mềm quản lý quán cafe chỉ khoảng 160.000 – 240.000 đồng, nhưng rất nhiều ưu điểm mà nó mang lại như:

  • Lên đơn gọi món cho khách hàng nhanh chóng.
  • Không xảy ra sai sót, nhầm lẫn khi order.
  • Thanh toán chính xác, nhanh chóng.
  • Kiểm soát được lượng hàng nhập kho và số lượng nước bán ra.
  • Kiểm tra được tình hình doanh thu mở mọi thời điểm.

1.7. Chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe.

Nếu mới bắt đầu khởi nghiệp, các chủ tiệm cafe cần lưu ý về chi phí đăng ký kinh doanh. Bạn cần đến chính quyền địa phương, phường xã để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh. Loại thủ túc này khá lằng nhằng và tốn thời gian khá lâu, dễ phát sinh thêm nhiều trường hợp nên bạn cần nhờ người có kinh nghiệm để tư vấn kỹ. Chuyện “phí cửa hậu” là điều khó tránh khỏi nếu bạn muốn các thủ tục được trơn tru.

Chi phí đăng ký kinh doanh quán cà phê
Chi phí đăng ký kinh doanh quán cà phê

1.8. Hạch toán các chi phí mở quán cafe phát sinh.

Nếu bạn nghĩ mình đã liệt kê ra đầy đủ các chi phí và đủ để setup một quán cafe ngon lành, thì có lẽ bạn sẽ gặp khó khăn khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh đấy. Khi chính thức đi vào hoạt động, bạn sẽ thấy có vô số khoản chi lặt vặt từ trên trời rơi xuống. Nếu bạn không dự trù về các chi phí phát sinh và dành ra số vốn dự phòng, thì lúc đó bạn sẽ rất khó xoay sở.

Ví dụ đơn giản như: Tiền may đồng phục, chi phí giặt ủi khăn trải, rèm, tiền mực in,…liệt kê ra càng chi tiết càng tốt.

1.9. Vốn duy trì quán cafe.

Sau khi quán cafe được mở, bạn cần phải có tiền để duy trì cho nó. Đó là các khoản tiền như: PR, Marketing, chi phí điện nước hàng tháng, nguyên liệu, quà tặng, sửa chữa,…Khoản phí này không hề nhỏ chút nào. Nếu liệu tính không chuẩn, vốn của bạn sẽ bị hao hụt và gặp khó khăn khi triển khai. Một lời khuyên cho bạn, chỉ nên đầu tư một nửa số vốn vào cơ sở vật chất, còn nửa số vốn còn lại dùng để duy trì quán trong những ngày tháng đầu khó khăn. Hãy nhớ là không bao giờ được tiêu sạch số vốn mình có.

Sau khi liệt kê ra được tất cả các chi phí mở quán, hãy nhớ là càng chi tiết càng tốt nhé, bạn cần lập một bảng chi tiết các nội dung để biết ngân sách cần có cụ thể là bao nhiêu. Kết thúc được bước này, bạn sẽ trả lời được cho câu hỏi “Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn?”