Ai cũng biết, gạo lứt là một loại thực phẩm quen thuộc và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên về cách nấu gạo lứt hay gạo lứt ăn như thế nào sẽ ngon hơn và những lưu ý khi sử dụng gạo lứt để tránh gây tác dụng phản ngược thì hầu như rất ít người biết đến. Nếu bạn vẫn còn phân vân và chưa biết câu trả lời, hãy theo chân mình tìm hiểu về gạo lứt và những điều cần lưu ý khi sử dụng gạo lứt trong bài viết này nhé.

1. Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, do đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu  bên ngoài và lớp cám gạo hoàn toàn chưa được xát bỏ. Gạo lứt cũng có khá nhiều loại khác nhau, chủ yếu sự phân biệt đó đến từ màu sắc và công dụng của gạo. Một số loại gạo lứt phổ biến có thể kể đến như:

Đầu tiên là gạo lứt trắng là một loại ngũ cốc còn nguyên hạt, màu trắng đục. Sau quá trình xay xát phần phần vỏ bên ngoài được loại bỏ và giữ nguyên lớp cám và mầm bên trong. Thứ hai là gạo lứt đỏ là loại gạo tẻ thông thường và phổ biến hiện nay, gạo có vỏ màu đỏ nâu nhưng bên trong ruột là màu trắng. Gạo khi được nấu chín sẽ khá dẻo, dễ ăn. Cuối cùng là gạo lứt đen được bao bọc bởi lớp vỏ cám màu đen bóng bên ngoài, bên trong là phần tinh bột màu trắng. Gạo khi được nấu chín sẽ dần chuyển sang màu tím đậm rất bắt mắt.

2. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt.

Thành phần của gạo lứt gồm nhiều chất dinh dưỡng như chất chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như vitamin B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), folic (vitamin M), para aminobenzoic (PABA), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, kali, natri, selen, sắt, glutathione (GSH). Một lưu ý nhỏ rằng, khi chuyển gạo lứt sang gạo trắng bình thường sẽ làm mất đi 90% vitamin B6, 80% vitamin B1, 67% vitamin B3 và rất nhiều khoáng chất khác nữa.

3. Công dụng của gạo lứt.

Gạo lứt thường được sử dụng phổ biến trong những bữa ăn của người ăn kiêng, giảm cân và họ cần hạn chế chất bột đường. So với gạo tẻ (gạo trắng) thông thường thì các loại gạo lứt có lợi hơn mang giá trị dinh dưỡng cao hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên , điều đó sẽ chỉ xảy ra nếu bạn biết cách nấu gạo lứt chuẩn và sử dụng chúng đúng cách.

Bên cạnh đó, gạo lứt còn có tác dụng  làm giảm cholesterol xấu bên trong cơ thể, điều hòa huyết áp, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch nhờ chất dầu đặc biệt trong lớp cám có trong gạo. Gạo lứt có vị ngọt hơn các loại gạo thông thường, do đó, để cảm nhận được hết vị ngọt của gạo, bạn cần nhai kỹ hơn đến khi hạt cơm gạo lứt chảy nước, từ đó gạo sẽ dễ tiêu hóa hơn.

| Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê sạch siêu hút khách

| Xem thêm: Tuyệt Chiêu Phân Biệt Cà Phê Sạch Và Cà Phê Chứa Tạp Chất Chuẩn Xác Nhất

| Xem thêm: Tư Vấn Mở Quán Cà Phê Sạch Lợi Nhuận Cao Được Nhiều Người Lựa Chọn

4. Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện.

Tuy gạo lứt là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều chị em nội trợ hiện nay vẫn chưa biết cách nấu gạo lứt như thế nào cho đúng, để gạo không bị sượng hoặc nhão mất ngon. Dưới đây là 3 bước dùng nồi cơm điện để nấu cơm gạo lứt siêu đơn giản, hãy cùng tìm hiểu nhé.

4.1. Bước 1: Vo và ngâm gạo.

Vo sơ gạo trong nước sạch và loại bỏ hết sạn và trấu có trong gạo. Sau đó, bạn cần đem gạo lứt đi ngâm trong nước ấm trong khoảng 30 phút đến 60 phút để hạt gạo sau khi nấu được nở mềm và dẻo hơn.

4.2. Bước 2: Đong nước để nấu cơm

Cho phần gạo lứt đã rửa sạch và nước vào nồi với tỉ lệ 1-2. Lượng nước cho vào sẽ dựa vào lượng gạo bạn đã chuẩn bị trước khi ngâm. Tuyệt đối không lấy tỉ lệ nước và gạo đã ngâm vì khi ấy, gạo đã nở ra nếu tính theo tỷ lệ ấy thì cơm sẽ bị nhão và khó ăn. Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng nước ngâm gạo vừa nãy để nấu cơm, vì như thế bạn sẽ giữ lại nhiều hơn chất dinh dưỡng của gạo lứt.

4.3. Bước 3: Nấu cơm.

Bạn có thể tận dụng nồi cơm điện mình dùng hàng ngày để nấu gạo lứt chứ không cần phải “tậu” cái mới nhé. Việc tiếp theo, bạn chỉ cần cắm điện và bật nút nấu và chờ cho cơm chín. Khi chín, ở chế độ hâm bạn nên ủ thêm khoảng 10 phút đến 15 phút cho cơm có độ mềm hơn và nở đều hơn, không bị sượng.

4.4. Thành phẩm.

Xới tơi cơm lên rồi cho ra chén là bạn đã hoàn thành và có thể dùng bữa. Bạn có thể ăn cơm gạo lứt cùng với các món ăn khác giống như một bữa cơm bình thường. Điều đó, sẽ tạo cho bạn cảm giác dễ ăn hơn, sẽ kích thích mùi vị hơn và mang đến cho bạn bữa ăn giàu dinh dưỡng.

Cách nấu gạo lứt đơn giản bằng nồi cơm điện
Cách nấu gạo lứt đơn giản bằng nồi cơm điện

5. Cơm gạo lứt làm món gì ngon?

Như đã nói, cơm gạo lứt không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn chế biến được đa dạng các món ăn khác nhau từ trộn với cơm hay salad hoặc có thể làm bún, làm bánh tráng siêu ngon. Chúng ta chỉ cần kết hợp với những nguyên liệu đơn giản là có thể thưởng thức một món gạo lứt ngon lành, không thể bàn cãi.

5.1. Salad cơm gạo lứt.

Salad cơm gạo lứt là món ăn có sự hòa quyện cực kỳ bắt mắt giữa cơm gạo lứt cùng các loại rau củ quả như: Rau xà lách, cà rốt, cà chua, hành tây,… rất hấp dẫn. Đây là món ăn lý tưởng cho các anh, chị, em có ý định giảm cân và hầu như món ăn này luôn có mặt trong thực đơn các món ăn dành cho người ăn eat clean. Bên cạnh đó ngoài salad chúng ta có thể kết hợp cơm gạo lứt với các loại rau, củ khác trộn cùng để tạo nên một món Salad trộn cơm gạo lứt vừa ngon vừa bắt mắt mà còn có thể ăn kiêng.

Salad cơm gạo lứt đầy bắt mắt
Salad cơm gạo lứt đầy bắt mắt

5.2. Cơm gạo lứt trộn.

Món cơm gạo lứt trộn là một món ăn khá phổ biến của cơm gạo lứt. Cơm gạo lứt trộn nhẹ bụng, dễ tiêu hóa nên bạn có thể chế biến để dành cho buổi ăn sáng của mình. Ngoài ra, đây còn là món chay vừa ngon vừa bổ dưỡng và đẹp mắt nên bạn có thể chế biến món ăn này trong những dịp Rằm để cùng thưởng thức với gia đình nhé.

Cơm gạo lứt trộn lý tưởng cho việc giảm cân
Cơm gạo lứt trộn lý tưởng cho việc giảm cân

5.3. Cơm gạo lứt bí đỏ.

Gạo lứt và bí đỏ là sự kết hợp hoàn hảo từ những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Đây là sự hòa quyện giữa sự dẻo mềm, ngọt thanh của gạo và sự ngọt bùi, beo béo của bí đỏ, do đó khi kết hợp 2 thành phần này lại với nhau sẽ tạo thành một món ngon phải nói là vô cùng bổ dưỡng không những cho người lớn mà còn trẻ em.

Cơm gạo lứt bí đỏ bổ dưỡng
Cơm gạo lứt bí đỏ bổ dưỡng

5.4. Cơm cuộn từ gạo lứt.

Cơm cuộn hay còn gọi là kimbap, đây là món ăn cực kỳ phổ biến và rất quen thuộc với giới trẻ hiện nay. Món ăn này bắt nguồn từ Hàn Quốc nhưng khi du nhập về Việt Nam lại được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó có kimbap được làm từ cơm gạo lứt.

Bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản như rong biển, trứng, xúc xích, cà rốt, dưa leo… và không thể thiếu cơm gạo lứt. Cơm cuộn từ gạo lứt rất dễ thực hiện chỉ cần bỏ ra khoảng 15 phút là ta đã có thể hoàn thành một món ăn vô cùng bổ dưỡng này.

Cách làm cơm cuộn gạo lứt đơn giản
Cách làm cơm cuộn gạo lứt đơn giản

5.5. Cơm gạo lứt chiên.

Cơm chiên gạo lứt là 1 món ăn không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe của người ăn. Tùy vào liều lượng thành phần nêm nếm mà bạn có thể biến tấu món cơm chiên gạo lứt này cho mục đích  tăng cân hay giảm cân nhé!  Một số lưu ý khi chiên cơm chính là cơm nên để nguội sẽ chiên ngon hơn, không sử dụng quá nhiều dầu để chiên cơm để tránh bị ngấy và phải để dầu sôi thì mới bỏ cơm vào nhé!

Cơm gạo lứt chiên
Cơm gạo lứt chiên

6. Những lưu ý khi ăn gạo lứt.

6.1. Chúng ta có nên ăn gạo lứt thường xuyên trong tuần hay không?

Chúng ta biết được rằng gạo lứt rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên ăn gạo lứt thường xuyên hay không? Câu trả lời ở đây là chúng ta không nên ăn quá thường xuyên nhé. Bạn chỉ nên ăn gạo lứt 2 đến 3 lần trong một tuần, chứ không nên dùng quá thường xuyên. Nếu dùng quá thường xuyên thì gạo lứt sẽ không mang được nhiều lợi ích mà còn phản lại tác dụng của nó. Lưu ý, khi ăn cơm gạo lứt bạn phải nhai thật kỹ rồi mới nuốt để tránh tình trạng khó tiêu và làm ảnh hưởng đến dạ dày.

6.2. Chỉ ăn gạo lứt cho mỗi bữa ăn có được hay không?

Như đã nói, trong gạo lứt có rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp nhiều loại vitamin và các nguyên tố vi lượng khác. Đặc biệt, gạo lứt rất tốt đối với phụ nữ giúp tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau khi mãn kinh, làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Do đó, gạo lứt cũng là thực phẩm hàng đầu có trong phương pháp thực dưỡng thông qua ăn uống hợp lý và đúng cách giúp cải thiện sức khỏe rõ ràng. Ngược lại, nếu sử dụng gạo lứt không đúng cách sẽ gây phản tác dụng dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ rằng gạo lứt cũng như các loại gạo bình thường, chúng ta vẫn cần ăn bổ sung các nhóm thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng khác như đạm, chất khoáng, chất xơ…

6.3. Ăn gạo lứt như thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Trước hết, bạn cần xác định rõ mục đích của việc bạn dùng gạo lứt là để trị bệnh hay giảm cân từ đó mới cân đo được liều lượng phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Một lời khuyên dành cho bạn rằng nên hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để đặt ra thực đơn hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng cho mình. Đối với người bị ốm và sức khỏe kém dễ mắc phải các bệnh huyết áp hay dạ dày thì cần tránh sử dụng cơm gạo lứt nhiều nhé!

6.4. Gạo lứt mỗi lần ăn sẽ cho bao nhiêu calo?

Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 100gr cơm gạo lứt đen chứa 124 Calo và trong 100gr cơm gạo lứt đỏ chứa 111 Calo. Điều này là hoàn toàn chính xác và không thể bàn cãi. Do đó, lượng calo trong gạo lứt là tỷ lệ rất lý tưởng cho mục đích ăn kiêng và giảm cân giữ vóc dáng.

Trên đây là tất tần tật thông tin về gạo lứt và cách nấu gạo lứt ngon dành cho bạn. Không những dễ dàng chế biến mà còn có thể kết hợp đa dạng với các món ăn khác. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý ở công đoạn ngâm và cho tỷ lệ nước nhé. Nếu bạn đang có ý định giảm cân thì đây là một loại thực phẩm lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua.

Tags: Cà phê hạtcà phê nguyên chấtcà phê rang mộccà phê rang xaycà phê giá sỉ90S Coffee