Cà phê sạch nguyên chất là thức uống được nhiều người ưa chuộng bởi có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cà phê đặc biệt này.
Nội Dung
Định nghĩa về cà phê sạch nguyên chất
1.1. Quy trình trồng cà phê sạch
Cà phê sạch khác với các loại cà phê đại trà khác ở chỗ quy trình canh tác luôn tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe. Vùng đất đạt tiêu chuẩn để canh tác cà phê sạch phải đảm bảo không bị nhiễm các chất phóng xạ, chất hóa học và thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Trong suốt quá trình sinh trưởng cây cà phê sẽ được chăm bón bằng các loại phân bón vi sinh hữu cơ và tuyệt đối nói không với phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Việc áp dụng lối canh tác sạch cây cà phê vẫn đáp ứng cho năng suất cao trong mỗi vụ mùa thu hoạch. Nhờ những quy định nghiêm ngặt trong trồng trọt, quả cà phê thu hoạch luôn đạt độ “sạch” đạt chuẩn an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
1.2. Quy trình sản xuất cà phê sạch
Bên cạnh quy trình canh tác nhiều yêu cầu khắt khe thì quy trình sản xuất cà phê sạch cũng đòi hỏi sự nghiêm ngặt qua ba giai đoạn gồm bảo quản cà phê sạch, rang sấy và pha chế cà phê rang xay.
Giai đoạn 1: Bảo quản cà phê sạch.
Vào vụ mùa thu hoạch, khi tỷ lệ cà phê chín cây đạt trên 85% thì người nông dân sẽ tiến hành hái cà phê. Sau công đoạn thu hoạch, quả cà phê sẽ được tiến hành sơ chế tách vỏ cho ra thành phẩm hạt cà phê nhân. Thông thường hạt cà phê nhân vừa mới được sơ chế sẽ không đem đi rang xay liền mà sẽ được tiến hành bảo quản. Quy trình bảo quản cà phê nhân phải đảm bảo yếu tố vệ sinh sạch sẽ, bảo quản ở nơi thoáng mát để tránh mối mọt. Độ ẩm môi trường thích hợp để bảo quản cà phê sạch phải đạt dưới 13%.
Giai đoạn 2: Rang sấy.
Trong quy trình sản xuất cà phê sạch nguyên chất, công đoạn rang sấy được xem là quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm và hương vị của cà phê rang xay. Để tạo được những hương vị đặc trưng, hạt cà phê nhân phải được rang ở mức rang vừa phải, trong quá trình rang không sử dụng những chất phụ gia thực phẩm, hương liệu tạo mùi và không pha trộn các loại hạt khác.
Giai đoạn 3: Pha chế sạch.
Một ly cà phê thơm ngon hấp dẫn ngoài yếu tố nguồn nguyên liệu cà phê rang xay chất lượng thì công đoạn pha chế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự cảm nhận. Trên hết khu vực pha chế và các dụng cụ pha chế phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Việc pha chế phải đúng theo trình tự và công thức pha chế chuẩn thì hương vị cà phê mới đạt được độ ngậy và thơm ngon.

Cách phân biệt cà phê sạch
2.1. Cách nhận biết cà phê sạch trước khi pha.
Hạt cà phê sau khi rang sẽ có mùi rất nhẹ nhàng, không nồng nặc mùi bơ hay các chất tạo hương liệu khác được sử dụng trong quy trình sản xuất cà phê bẩn. Bột cà phê rang xay sẽ có độ nhẹ, xốp, mịn và đồng đều về màu sắc, đó là màu nâu hoặc nâu đậm. Cà phê bẩn sẽ không đồng đều về màu sắc, xuất hiện nhiều chỗ có màu sắc nổi bật, đen do ngấm hóa chất để qua mắt người tiêu dùng.

2.2.2. Cách nhận biết cà phê sạch khi đang pha.
Một cách phân biệt khá đơn giản trong quá trình pha chế đó là quan sát độ nở của bột cà phê khi tiếp xúc với nước nóng. Bột cà phê có khối lượng riêng thấp nên sẽ có độ nở rất cao. Trong quá trình pha cà phê bạn có thể thấy bột cà phê sẽ nở đầy pin, sủi bọt mạnh thậm chí là tràn ra bên ngoài phin. Còn đối với cà phê bẩn có trộn tạp chất và hương liệu, trong quá trình pha bột cà phê vẫn giữ nguyên trạng thái đôi khi còn dính và xẹp xuống.

2.2.3. Cách nhận biết cà phê sạch sau khi pha.
Cách phân biệt cà phê sạch nguyên chất cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đó là nhận biết cà phê sạch sau khi pha. Cà phê nguyên chất sau khi pha sẽ có màu nâu cánh gián, khi cho thêm đá sẽ chuyển sang màu hổ phách rất bắt mắt. Đặc trưng của hương vị cà phê nguyên bản sẽ có vị đắng nhẹ, chua thanh, chát dịu và hậu vị ngọt.

| Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê sạch siêu hút khách
| Xem thêm: Tuyệt Chiêu Phân Biệt Cà Phê Sạch Và Cà Phê Chứa Tạp Chất Chuẩn Xác Nhất
| Xem thêm: Tư Vấn Mở Quán Cà Phê Sạch Lợi Nhuận Cao Được Nhiều Người Lựa Chọn
Quy trình xử lý cà phê sạch
Trong quy trình xử lý cà phê sạch, mọi công đoạn đều yêu cầu khắt khe đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ công đoạn rửa bùn đất, ủ men, làm sạch nhớt, phơi, sấy đến tách vỏ, tất cả các công đoạn trên đều được giám sát và kiểm định nghiêm ngặt. Quy trình xử lý được đầu tư đồng bộ về hệ thống dây chuyền bao gồm khu chế biến ướt, sân phơi khô có trang bị lưới để tránh côn trùng xâm nhập. Sau khi tách vỏ, cà phê nhân sẽ được bảo quản trong kho có môi trường sạch sẽ có thiết kế tấm lót cách nhiệt giúp hạt cà phê nhân luôn giữ được chất lượng tốt và hạn chế được sự tác động của môi trường bên ngoài. Mọi công đoạn đều dựa theo tiêu chuẩn ISO để cà phê luôn sạch và mang bản chất vốn có từ thức quà đặc sản mà thiên nhiên ban tặng.

Màu và vị của cà phê sạch
Xét về yếu tố màu sắc, bột cà phê sạch nguyên chất sẽ thường có màu vàng, nâu hoặc nâu đậm. Khi pha ra cà phê sẽ có màu nâu cánh gián rất đẹp mắt, khi cho thêm đá vào màu cà phê sẽ chuyển sang màu hổ phách rất sang trọng.
Xét về yếu tố vị giác, cà phê rang xay chuẩn vị sẽ có sự hòa hợp giữa 3 yếu tố vị đắng nhẹ, chua thanh và chát dịu hậu vị lưu lại sâu ở cuống họng làm xao xuyến bao thực khách. Đây cũng chính là lý do khiến cà phê sạch trở thành thứ thức uống yêu thích của nhiều người.
Cà phê bẩn và những tác hại khôn lường
5.1. Gây ung thư
Cà phê có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư, tuy nhiên đó chỉ là khi sử dụng “cà phê sạch” và với liều liệu lượng thích hợp. Việc không may mua cà phê bẩn về sử dụng không những không có tác dụng ngược lại còn có thể gây ung thư, đây là cảnh báo của bộ Y tế trong rất nhiều năm nay. Theo nghiên cứu, các loại cà phê bẩn thường được trộn các loại hạt bắp, hạt đậu nành, vỏ cau,…nướng cháy vào cùng rang xay với cà phê. Để không bị người tiêu dùng phát hiện, các cơ sở gian thương sẽ trộn thêm các chất phụ gia và chất hóa học làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng trong hạt cà phê và sản sinh ra nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe.
5.2. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ đang mang thi thì không nên sử dụng các chất kích thích, trong đó cà phê cũng là loại thức uống nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên dùng, đặc biệt nên tránh xa cà phê bẩn. Bên cạnh cà phê có trộn tạp chất, có một loại cà phê bẩn nguy hiểm hơn cả đó là cà phê làm giả bằng pin. Trong pin chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe như thủy ngân, kẽm, chì,…khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như vàng da, đau xương khớp, bại liệt chi trên, mạch yếu và một số biểu hiện nguy hiểm khác. Phụ nữ mang thai nếu không may sử dụng cà phê bẩn, cà phê giả các hormon sinh dục sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến chức năng sinh sản và có nguy cơ sẩy thai hoặc gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé.
5.3. Một số bệnh tiềm ẩn khác
Ngoài những tác hại khôn lường trên, việc thường xuyên sử dụng cà phê bẩn hàng ngày còn gây ra nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm khác. Nhiều chuyên gia y tế nhận định, sử dụng cà phê bẩn là bạn đang tự đầu độc sức khỏe của mình hằng ngày. Theo thời gian, những hóa chất độc hại trong cà phê bẩn sẽ ngấm vào trong các cơ cơ quan nội tạng của cơ thể làm suy giảm chứng năng thậm chí là phá hủy chúng và gây nên những căn bệnh nan y.
Cà phê bẩn thường được sản xuất với quy trình không đảm bảo vệ sinh, môi trường không sạch sẽ nên dễ truyền các loại vi khuẩn cho người sử dụng. Việc sử dụng cà phê kém chất lượng ta sẽ không phát hiện ra điều gì đáng lo ngại, chỉ sau một thời gian dài sử dụng các biến chứng nguy hiểm mới dần xuất hiện nên bạn cần biết cách phân biệt cà phê sạch và cà phê bẩn để mua được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn với sức khỏe.
Lời kết: Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cà phê sạch nguyên chất cũng như cách lựa chọn và sử dụng cà phê rang xay đúng cách. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi.
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee